“Người không dám mạo hiểm làm bất cứ điều gì chính là người đang mạo hiểm nhất với chính cuộc đời họ.”

Chuyện về một tên “cao bồi”

Tôi quyết định thành lập một công ty kinh doanh các thiết bị vô tuyến truyền thông và cần một người có khả năng giúp tôi phát triển công việc kinh doanh của mình. Thế là tôi đăng quảng cáo tuyển nhân sự trên một tờ báo địa phương. Trong khi đang mệt mỏi với các cuộc phỏng vấn mà vẫn chưa tìm được người ưng ý, một anh chàng cao bồi đột nhiên gõ cửa phòng tôi. Anh ta mặc một chiếc quần dài đầy bụi bặm, áo sơ mi màu đất và áo khoác nhung trông không hợp mắt tí nào. Chiếc cà vạt xệ xuống tận giữa ngực với cái nút thắt còn to hơn cả nắm tay của tôi, lại thêm một đôi giày ống lem luốc và chiếc mũ cao bồi cũ mèm. Nhìn bộ dạng ấy, tôi đã muốn loại ngay anh chàng này từ đầu. Làm sao tôi có thể nhận một người như vậy vào công ty của mình?
Anh chàng
cao bồi kéo ghế ngồi xuống trước mặt tôi và không quên cởi mũ ra:
- Thưa ông, tôi tin mình sẽ làm tốt công việc này. - Thậm chí anh ta còn phát âm không đúng từ "công việc" nữa!
Tôi cố suy nghĩ để tìm cách từ chối mà không xúc phạm đến anh ta, vì một tay cao bồi không phải là người tôi cần tìm. Khi nghe tôi hỏi về trình độ học vấn, anh ta nói là mình đã có bằng trung cấp nông nghiệp. Trước đây, anh ta từng làm việc cho một trang trại ở Bartlesville và đã chấm dứt hợp đồng.
Tôi lấy làm lạ trước thái độ quả quyết của anh chàng: Anh ta quá tự tin, trong khi lại không có một chút kinh nghiệm nào về kinh doanh. Rồi tôi cũng quyết định cho anh ta một cơ hội. Nhưng tôi cũng đưa ra điều kiện rằng trong vòng một tháng sau khi được huấn luyện những kiến thức cơ bản về hệ thống điện thoại mà anh ta không bán được gì thì sẽ bị sa thải. Anh chàng cao bồi đồng ý và hỏi tôi xem một tháng anh ta có thể kiếm được bao nhiêu tiền.
- Với khả năng của anh, tôi nghĩ anh kiếm được khoảng 1.000 đô la mỗi tháng là nhiều lắm rồi. Mức hoa hồng trung bình cho một hệ thống điện thoại bán ra là 250 đô la, mỗi tháng phải bán được bốn hệ thống thì mới có 1.000 đô la và không có lương cơ bản. Anh ta cho rằng như thế cũng thỏa đáng. Trước đây, anh ta kiếm được nhiều nhất cũng chỉ 400 đô la mỗi tháng mà thôi.
Ngày hôm sau, anh ta đến văn phòng thật sớm. Tôi nói với anh ta rất nhiều, về những kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị vô tuyến truyền thông, những kinh
nghiệm của tôi khi còn làm nhân viên của một công ty bưu chính viễn thông lớn. Anh chàng không những chăm chú lắng nghe, mà còn ghi chép lại hẳn hoi. Tôi không chắc là anh ta có thể lĩnh hội được bao nhiêu, mà cũng chẳng biết anh ta có làm nên trò trống gì hay không.
Sau hai ngày huấn luyện, tên cao bồi (tôi thường gọi anh ta như thế) bắt đầu làm việc.
Anh ta lấy một mảnh giấy và viết ra bốn điều:
1. Tôi sẽ gặp 100 người mỗi tháng.
2. Tôi sẽ bán bốn hệ thống điện thoại mỗi tháng.
3. Tôi sẽ kiếm được 1.000 đô la mỗi tháng.
4. Tôi sẽ thành công.
Anh ta dán miếng giấy này ngay trước bàn làm việc của mình và bắt đầu công việc. Thật đáng ngạc nhiên, chỉ sau 10 ngày đầu, anh ta đã bán được đến năm máy điện thoại! Cuối tháng đầu tiên, anh đạt doanh số là 10 cái chứ không phải bốn - điều mà ngay cả tôi khi vừa mới ra nghề cũng không thể làm được. Sau một năm, tên cao bồi đó đã kiếm được hơn 60.000 đô la tiền hoa hồng, thay vì chỉ là 12.000 đô la như tôi dự đoán.
Một ngày nọ, tên
cao bồi trở về với bản hợp đồng và số tiền của hai máy điện thoại vừa bán cho một khách hàng mà tôi đã không thể nào thuyết phục được trước đây bởi bà ta cứ khăng khăng giữ lại cái điện thoại đã cũ rích của mình. Tôi ngạc nhiên hỏi anh đã làm thế nào. Anh ta trả lời tôi một cách đơn giản thế này:
- Tôi chỉ nói với bà ấy rằng: "Bà ơi, bà không phải làm gì cả, chỉ cần đợi nó kêu reng reng và bà nhấc nó lên nói chuyện thôi. Cháu thấy, nó còn đẹp hơn cái mà bà đang có đấy!" và thế là bà ta mua nó.
Bà ấy vui vẻ viết cho anh ta một tấm chi phiếu để mua hai cái máy điện thoại, một để cho bà, còn một cho cô cháu gái.
Sau ba năm, tên
cao bồi trở thành chủ một nửa công ty của tôi và nửa năm sau đó, anh ta làm chủ ba công ty khác. Chúng tôi tách ra làm ăn riêng như những đối tác. Tôi lúc này cũng đã thuê thêm nhiều nhân viên mới, anh ta cũng vậy. Nhưng tôi không thể kiếm đâu ra một người như tên cao bồi. Vậy điều gì làm cho tên cao bồi thành công? Vì anh ta làm việc chăm chỉ? Vì anh ta thông minh hơn những người khác? Tôi tin đó là vì anh ta đã xác định được
mình cần phải làm gì để thành công:
-
Anh ta tin vào khả năng thành công của mình. Anh ta biết mình muốn cái gì và phải làm như thế nào tiếp theo sau đó.
-
Anh ta có trách nhiệm với bản thân. Anh ta biết rõ mình đang ở đâu, là ai và đang làm gì. Rồi anh ta hành động.
-
Anh ta ý thức rằng cần phải thay đổi. Anh ta không theo đuổi việc đang làm ở
Bartlesville, Oklahoma vì biết rằng công việc đó không giúp anh ta có một cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, anh ta quyết định thay đổi và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần để thành công đến với mình.

- Anh ta luôn đặt ra những mục tiêu. Anh ta đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể, sau đó nhìn vào những mục tiêu này mỗi ngày và tập trung tinh thần cũng như sức lực để hoàn tấ chúng.
-
Anh ta biết hành động cho mục tiêu của mình và làm việc mãi cho đến khi đạt được mục tiêu. Không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra một cách thuận lợi. Anh ta cũng phải trải qua những bài học kinh nghiệm như những người khác. Anh ta cũng bị đóng sầm cửa lại trước mặt và cũng bị phàn nàn như bất kỳ một người bán hàng nào mà tôi biết, nhưng anh ta không bao giờ lùi bước.
-
Anh ta biết yêu cầu. Trước tiên, anh ta yêu cầu tôi cho cơ hội, rồi anh ta yêu cầu được gặp các khách hàng để hỏi xem họ có muốn mua điện thoại không. Và anh ta yêu cầu được trả tiền. Điều đơn giản là nếu bạn biết yêu cầu, cuối cùng sẽ có ai đó nói "vâng" với bạn.
-
Anh ta biết quan tâm. Anh ta quan tâm đến tôi và những khách hàng, hiểu rằng khi quan tâm đến những khách hàng nhiều hơn chính mình, anh sẽ không phải lo lắng nhiều về bản thân.
Và đó chính là những nguyên tắc sống mà chúng ta không thể bỏ qua.
- Thùy Mai
Theo The Cowboy's Story

Post A Comment:

0 comments so far,add yours

support@ini.vn