Articles by "Công Việc"
Showing posts with label Công Việc. Show all posts



HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ NGHIỆP

Ngày … tháng … năm … Con yêu của cha!
Vậy là sắp đến ngày con tốt nghiệp đại học! Không chỉ riêng mình con mà cả gia đình
mình đã mong chờ ngày này suốt hơn bốn năm qua! Khi chúng ta khát khao mong đợi một
điều gì, chúng ta sẽ có cảm nhận thời gian sẽ trở nên dài hơn, trôi qua lâu hơn. Chắc con
cũng cảm thấy rằng, thời gian hơn bốn năm qua trôi qua thật lâu, mà cũng thật nhanh! Con
cảm thấy thời gian trôi lâu, vì con quá mong đợi đến ngày con tốt nghiệp. Nhưng đến hôm
nay, có lẽ con đang ngẩn ngơ tự hỏi, sao mà thời gian trôi qua nhanh quá, mới đó mà đã hơn
bốn năm trôi qua rồi!
Sắp tới đây, con sẽ phải đi tìm một công việc phù hợp với ngành học chuyên môn của mình!
M ặc dù con đã đi làm từ khá lâu, nhưng những công việc trước đây chỉ là việc làm thêm
mà thôi! Nghề nghiệp sắp tới của con sẽ là nghề mà con có thể gắn bó suốt cuộc đời mình!
Cha muốn nói đến niềm hạnh phúc của con khi theo đuổi nghề nghiệp. Chỉ khi nào chúng ta
yêu thích, tìm thấy niềm vui, thực sự cảm nhận được hạnh phúc trong nghề nghiệp của
mình, thì những gì chúng ta làm mới thực sự có hiệu quả!
Không ph ải cứ ra trường là con có thể tìm ngay được một công việc phù hợp với ước
muốn, sở thích của mình! Cuộc sống hoàn toàn không đơn giản như vậy! Trước đây, con đã
dám ước mơ, dám theo đuổi ước mơ của mình, thì giờ đây, cha hy vọng con cũng sẽ tiếp tục
dám tiếp tục theo đuổi ước mơ đó, dám dấn thân, dám thất bại, để cuối cùng: dám thành
công và dám tự khẳng định mình! Nói chung, con sẽ phải trải nghiệm rất nhiều điều khác
nhau, để cuối cùng con mới có thể thực sự cảm nhận được hạnh phúc trong nghề nghiệp mà
mình yêu thích!
*
Ph ần lớn ý nghĩa công việc của chúng ta phụ thuộc vào việc công việc mà ta làm có lợi
ích cho người khác, cho xã hội hay không? Chúng ta đem lại được những gì tốt đẹp cho
người khác, cho xã hội? Nếu con không xác định được những điều này thì con có khác nào
một kẻ mộng du đang đi trên mê lộ công việc của mình? Một khi con tìm được câu trả lời
thật rõ ràng cho câu hỏi đó, nghĩa là con đã thực sự thấy được ý nghĩa của công việc và cảm
nhận được hạnh phúc trong nghề nghiệp của mình! Ta là ai, nếu ta vẫn cứ phải làm việcquần quật mỗi ngày mà không hề biết mình đã đem lại tác động tích cực nào cho người
khác, cho cuộc đời?
N ếu trong xã hội mà bất cứ ai cũng say mê và tận tụy với nghề nghiệp của mình, thì xã
hội trở nên thật tốt đẹp!
Cha mu ốn con phải say mê công việc của mình đến mức, ngày nào không được làm công
việc mà mình yêu thích, con sẽ cảm thấy ngày đó thật vô nghĩa, chán nản! Cha mong mỗi
sáng thức dậy, con sẽ gật đầu mãn nguyện với chính mình rằng, công việc của mình trong
ngày hôm nay không còn là một gánh nặng nữa, mà phải trở thành một niềm vui thực sự.


SỐNG LÀ ĐỂ ĐỒNG CẢM, YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ!


Ngày … tháng … n ăm … Con yêu của cha!
Th ứ Bảy cuối tuần vừa rồi, sau bữa cơm tối, mẹ con đã đề xuất với cả nhà một ý tưởng
rất hay, đó là: mỗi năm, cả nhà mình sẽ trích thu nhập của gia đình để tặng 5 suất học bổng
cho sinh viên nghèo tại trường của mẹ. Đối tượng nhận học bổng là các sinh viên nghèo,
vượt khó học giỏi, phần lớn đều ở nông thôn. Sau khi tốt nghiệp ra trường, những sinh viên
này sẽ về quê để phục vụ bà con nghèo, nhất là những nơi xa thành phố, không có những
bệnh viện lớn, mà dịch vụ y tế thì còn rất đỗi thiếu thốn!
V ới ý tưởng này của mẹ, cha sẵn lòng ủng hộ cả hai tay! Việc này lẽ ra cha và mẹ đã phải
làm từ rất lâu rồi! Bởi vì đó là ước mơ của mẹ con từ thời còn là sinh viên! Mẹ con là một
người vừa sống thực tế nhưng cũng vừa rất lãng mạn. Mẹ thực tế ở chỗ rất thấu hiểu hoàn
cảnh khó khăn của người khác. Mẹ lãng mạn ở chỗ, luôn có những ước mơ thật đẹp để giúp
đỡ người khác, trong khi hoàn cảnh của mình cũng không phải dễ dàng gì. Mẹ của con là vậy
đó! Lúc nào cũng nghĩ đến người khác nhiều hơn là nghĩ cho bản thân mình. Cha rất yêu mẹ
con và sẵn lòng đồng hành với mẹ trọn cuộc đời cũng vì đức tính hiếm có này của mẹ!
T ừ trước đến nay, con có biết rằng, cả cha và mẹ đều tự hào vì có chung một mục đích
sống, đó là: phục vụ con người. Dù rằng, ngành nghề chuyên môn của cha và mẹ là khácnhau, nhưng lại gắn bó hết sức mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Nghề nghiệp của cả
cha lẫn mẹ đều luôn cần đến sự đồng cảm, yêu thương và sẻ chia với những nỗi đau của
người khác - có thể đó là nỗi đau về thể chất hay tinh thần. Mục đích cuối cùng của công việc
cha mẹ làm là: đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người!
Mà m ột khi cha mẹ đã nguyện sống cả đời vì một mục đích như vậy, thì cha có gì còn
phải e ngại trong chuyện góp một phần thu nhập của mình để tặng học bổng cho các sinh
viên của mẹ con?
Nh ưng con phản đối cha mẹ rằng: “Nhà mình cũng không giàu có gì? Sao cha mẹ lại phải
làm như vậy? Việc đó nên để cho các đại gia làm!”
Cha đồng ý với con, đúng là gia đình mình không giàu có gì, nhưng cũng không đến mức
quá thiếu thốn. Tiền bạc mà nhà mình có được hằng tháng đều là công sức lao động chân
chính của cả cha lẫn mẹ phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mới có được! Nhưng nếu như trong
xã hội ai cũng có thái độ chần chừ, chờ đợi người khác làm trước rồi mình mới chịu làm, thì
rốt cuộc ai sẽ làm hở con? Là những người trí thức, chúng ta phải quyết tâm vào cuộc trước,
rồi mới may ra kêu gọi các đại gia vào cuộc được, con ạ! Vẫn biết “vạn sự khởi đầu nan”,
nhưng nếu không có sự khởi đầu này, thì sẽ chẳng bao giờ có được những điều tốt đẹp xuất
hiện tiếp theo đâu con!
Hình nh ư mẹ con tỏ vẻ hơi ngạc nhiên về thái độ của con, nhưng cha thì không! Lúc còn
nhỏ, cha sống ở một huyện vùng sâu thuộc tỉnh Đồng Nai. Tuổi thơ của cha rất cơ cực, cha
đã từng làm ruộng, làm rẫy, nên cha rất thông cảm và thương những người nông dân nghèo
khổ. Còn con, tuổi thơ của con bây giờ không còn phải chịu đựng nhiều cơ cực như cha ngày
xưa nữa. Thế nhưng, nếu con may mắn được sống trong hoàn cảnh đầy đủ mà con vẫn biết
cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của người khác, để rồi hết lòng yêu thương giúp đỡ họ,
thì càng đáng quý, con ạ!
Ng ười Việt Nam mình có câu: “Dốc bồ thương kẻ ăn đong.” Ý nghĩa của câu này là gì?
Chắc con chưa hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ này! Con biết không? Ngày xưa, người nông
dân sống ở quê thường đựng lúa thóc trong bồ, cất trong nhà. Số lúa thóc này được cất trữ
để cả gia đình ăn dần dần. Đến khi nào phải dốc bồ, có nghĩa là lượng lúa thóc trong bồ đã
vơi đi nhiều, sắp hết. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia đình lâm vào cảnh thiếu thốn, sẽphải đi vay bên hàng xóm may ra mới có cơm ăn hằng ngày. Mà nếu bên nhà hàng xóm cũng
lâm vào hoàn cảnh khó khăn như mình, thì còn biết xoay sở ra sao? Ý nghĩa sâu xa của câu
thành ngữ này là, chỉ khi nào con người ta sống trong cùng cảnh ngộ khó khăn, thiếu thốn
thì mới dễ thương nhau, thông cảm cho nhau.
Con ch ưa sẵn lòng giúp đỡ người khác, điều này cũng không có gì là khó hiểu. Bởi vì, từ
nhỏ đến giờ, con luôn được cha mẹ lo cho con đầy đủ. Con chưa phải chịu thiếu thốn thứ gì,
chưa phải thiếu thốn ngày nào. Nhưng bắt đầu từ mùa hè năm nay, cha mẹ sẽ không còn
“bao cấp” từ A đến Z cho con nữa! Con sẽ phải cố gắng đi làm thêm ngay từ bây giờ, để hiểu
biết thực tế cuộc sống, để biết quý đồng tiền chân chính do mình làm ra, và nhất là để biết
đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn của nhiều người khác!


Ý NGHĨA CỦA NGÀY LỄ TRI ÂN!

Ngày … tháng… năm… Con yêu của cha!

Con bi ết không? Trong trường Đại học Y khoa, như một thông lệ, mỗi năm đều có một
ngày dành riêng để tưởng nhớ những người đã tình nguyện hiến xác phục vụ cho nghiên
cứu khoa học. Ngày này được gọi là ngày lễ tri ân. Năm nào buổi lễ cũng được diễn ra trong
bầu không khí thiêng liêng, trang trọng, với sự có mặt của rất nhiều thân nhân, gia đình củanhững người đã khuất, các giảng viên đại học, các nhà khoa học, và đặc biệt là sự có mặt rất
đông đảo các thế hệ sinh viên của nhà trường.
Cha ch ỉ thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày lễ này từ khi cha được nghe một bạn đồng
nghiệp bên trường đại học y dược tâm sự rằng, tại những buổi lễ như thế này, mỗi sinh viên
đều có dịp bày tỏ niềm tiếc thương và biết ơn vô hạn đối với những người đã tình nguyện
hiến thân cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo các bác sỹ y khoa cho đất nước. Những người
tình nguyện hiến xác cho khoa học, dù họ không vượt qua những thử thách nghiệt ngã của
bệnh tật cũng như quy luật tất yếu của cái chết, nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn
mỗi sinh viên y khoa như những tấm gương sáng ngời của lòng nhân ái và đức hy sinh cao
cả...
N ếu giả sử không có những con người tình nguyện hiến xác ấy, có lẽ mẹ của con sẽ
chẳng thể nào thực hành gì được, chứ chưa nói đến niềm ước mơ trở thành tiến sỹ y khoa,
có tay nghề vững vàng như ngày hôm nay để phục vụ bệnh nhân.
Môn “Gi ải phẫu học” luôn được xem là một môn học cơ sở trong chương trình đào tạo
sinh viên y khoa. Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học và công nghệ vật liệu, sinh viên
có thể thực tập qua những hình ảnh mô phỏng từ các chất liệu giả. Tuy nhiên, việc thực tập
như vậy cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ mà thôi, chứ hoàn toàn không thể so sánh được với
điều kiện trực tiếp phẫu tích trên xác người thật. Muốn thực hành giỏi thì sinh viên cần phải
có tiêu bản người thật. Đây là điều chắc chắn và không có gì để chối cãi! Nhờ có những
người tình nguyện hiến xác mà các sinh viên có thể thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa
học thực sự có giá trị.
Và nh ư vậy, con có thể thấy rằng, ngày lễ tri ân thật sự mang lại ý nghĩa giáo dục y đức
cho mỗi sinh viên y khoa. Người bạn đồng nghiệp của cha vẫn thường nói rằng, ngày lễ ấy
còn có ý nghĩa sâu sắc hơn rất nhiều so với những cuốn giáo trình dày cộm hay những bài
thuyết giảng về y đức dài lê thê trên giảng đường. Ngày lễ tri ân sẽ luôn khắc sâu dấu ấn
trong tâm trí của mỗi sinh viên - những thế hệ học trò sẽ tiếp nối công việc của mẹ con - bài
học sâu sắc về sự cống hiến và hy sinh của những người đã khuất, tuy hết sức lặng lẽ, âm
thầm, chẳng hề có tượng đồng hay bia đá để ghi ơn, cũng chẳng hề được in tên trên sách
báo, nhưng họ mãi mãi đi vào lịch sử ngành y như những con người bất tử...Có m ột lần, người bạn đồng nghiệp nói với cha rằng, mỗi lần bác ấy ngắm nhìn một
chiếc lá úa vàng trên cây đang lìa cành, sắp rơi xuống đất nơi cửa sổ giảng đường hay bệnh
viện, bất chợt bác ấy lại nghĩ đến hình ảnh của những con người cao cả đã hiến xác cho khoa
học. Những chiếc lá ấy lặng lẽ rụng xuống, nhưng không phải là mãi mãi mất đi hẳn. Chúng
tiếp tục lặng lẽ phân hủy để biến thành muôn vàn dưỡng chất màu mỡ, để rồi lại nuôi
dưỡng những cây khác... tiếp tục lớn lên xanh tươi.
Và qua nh ững gì mẹ con đã nói, rất nhiều lần cha suy nghĩ, cuộc đời mỗi người chúng ta
vẫn luôn mang những ý nghĩa sâu sắc nào đó, lúc ta còn sống cũng như khi đã chết. Tự mỗi
người chúng ta phải cố gắng sống sao cho có thể để lại thật nhiều điều có ý nghĩa tốt đẹp
cho cuộc đời này, ngay cả khi ta đã nằm xuống! Con hãy cố gắng sống như vậy, con nhé!



KẾ HOẠCH LÀM VIỆC TRONG MỘT THÁNG

Ngày … tháng… năm… Con yêu của cha!
Con chính là niềm hy vọng của cha. Lúc nào cha cũng muốn nhen nhóm trong con
những khát vọng thành công trong cuộc sống. Ngày hôm nay, cha muốn nói với con về việc
tự vạch ra cho mình kế hoạch sống, học tập và làm việc trong tháng kế tiếp.
M ột năm có mười hai tháng. Bây giờ thời gian đã trôi qua nửa tháng rồi và sắp đến
tháng kế tiếp. Con đã đề ra kế hoạch cho tháng tới của mình chưa? Con cần chuẩn bị một kế
hoạch công việc cho mình. Con có gặp khó khăn nào đó khi theo đuổi kế hoạch công việc của
mình không?
Nhi ều lần trong cuộc sống, phải chăng con đã thấy mình tự “bội ước” với những kế
hoạch công việc mà con đã tự cam kết với chính mình. Và khi không theo đuổi được kế
hoạch công việc đã đề ra, có phải con có cảm tưởng mình là kẻ thất bại? Mọi ước muốn thay
đổi cuộc đời mình sao thật khó thực hiện?
Thông th ường, không thực hiện đúng kế hoạch công việc là nguyên nhân khiến chúng ta
có cảm giác mình là kẻ thất bại. Nhưng liệu con cứ mãi có suy nghĩ như vậy thì có đúng
không? Con ạ! Chính thái độ sống của chúng ta mới là yếu tố quyết định thành công hay thất
bại của chúng ta. Vì vậy, thay đổi nếp nghĩ và thái độ sống của mình là điều có ảnh hưởng
quan trọng đối với sự thành bại trong cuộc đời của con đấy!
Khi s ắp hết một tháng, con nên đề ra cho mình kế hoạch công việc cho tháng sắp tới. Và
để đạt được mục đích của mình, con nên thay đổi thái độ sống của mình theo hướng tích
cực hơn. Điều này giúp con dễ dàng bắt tay vào thực hiện từng bước đi vững chắc trong khithực hiện kế hoạch công việc của mình hơn. Con không nên chỉ nói: “Tôi có thể làm được
điều đó!”, mà con phải nói: “Tôi tin chắc chắn rằng tôi đạt được điều đó!”
Ho ạt động là con đường đi tới thành công. Tuy nhiên, trên con đường đó, con luôn rất
cần có niềm vui, sự hào hứng để có thể tiếp tục vững bước trên từng chặng đường dài của
con. Niềm vui và sự hào hứng cũng chính là thái độ sống tích cực! Mỗi ngày, con càng tiến
đến gần hơn đến mục đích sống cao đẹp của mình. Con cũng cần phải xác định cụ thể từng
khoảng thời gian nhỏ hơn, ví dụ mỗi ngày mình sẽ làm được một kết quả gì, dù nhỏ, nhưng
vẫn phải cụ thể. Những thành công nho nhỏ ấy cũng ảnh hưởng đến thái độ sống tích cực
của con đấy! Nó sẽ tăng cường nghị lực cho con để đi đến thành công cuối cùng.
Hi ện giờ, có thể con đang cảm thấy hứng khởi với những ý tưởng mà cha vừa gợi mở.
Những ý tưởng vừa rồi cũng góp phần làm cho con có một thái độ sống tích cực hơn cho
mình rồi. Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì chưa đủ đâu! Từ hôm nay, con hãy rèn luyện cho
mình thói quen sống với thái độ tích cực, dù đôi lúc công việc hay hoàn cảnh có tồi tệ thế
nào chăng nữa!
M ột khi con biết nhìn cuộc đời, nhìn công việc của mình bằng một thái độ sống tích cực
và có sự chuẩn bị kế hoạch cụ thể, rõ ràng, chắc chắn con sẽ gặt hái thành công và cuộc đời
con sẽ thay đổi một cách kỳ diệu!


CẦN TẬP THÓI QUEN LÀM VIỆC ĐỀU ĐẶN

Ngày … tháng … n ăm … Con yêu của cha!
T ối hôm qua, cha cố gắng thức khuya để quyết tâm viết cho xong bản thảo cuốn sách mà
cha đã khởi thảo từ rất lâu. Đêm đã quá khuya, lúc cha tắt đèn trên bàn làm việc, cha thấy
ánh đèn bên phòng của con vẫn sáng. Lo cho sức khỏe của con, cha sang phòng con xem thử,
thì thấy con đã ngủ gục trên bàn học từ lúc nào. Trong tay con vẫn là cây bút nắm chặt. Sách
vở trên bàn vẫn đang mở. Điều này chứng tỏ con đã học hành quá sức, con quá mệt mỏi và
con ngủ thiếp đi lúc nào không hay!
Nh ưng không chỉ có tối hôm qua, mà cả tuần nay, hầu như đêm nào con cũng phải thức
khuya học bài, vì kỳ thi học kỳ đang chuẩn bị đến gần. Con ơi! Nhìn thấy con phải học hành
gấp gáp để đối phó với kỳ thi như vậy, cha hiểu là con chưa biết tạo cho bản thân mình một
thói quen học tập đúng đắn. Đã bao giờ con tự hỏi rằng, một cách học như vậy có thực sự
đem lại hiệu quả hay không?
Tu ổi trẻ của con thường hay có cách sống thiếu tổ chức như vậy! Cha hoàn toàn không
lạ gì! Và không chỉ có học sinh trung học như con mới như vậy đâu! Cha biết nhiều anh chị
sinh viên lớn tuổi hơn con cũng thường để bài dồn đống mỗi ngày, đến gần kỳ thi họ mới
chịu học bài. Kết quả là, do bài vở quá nhiều, họ không thể học kịp; và hết học kỳ này đến
học kỳ nọ, điểm số của các học phần luôn “nợ nần” chồng chất, đến nỗi không biết bao giờ
họ mới trả hết nợ! Cuối cùng thì họ chẳng bao giờ có thể tốt nghiệp được! Và niềm ước mơ
có một mảnh bằng đại học, một nghề nghiệp vững vàng trong tay mãi mãi chỉ là một ước
mơ quá xa vời! Nếu như ngay từ khi còn học ở trường phổ thông, họ chịu khó rèn luyện chobản thân thói quen làm việc đều đặn, thì có lẽ họ đã không phải gánh chịu kết cục đáng tiếc
như ngày hôm nay!
Nh ư vậy, chắc con đã thấy sự nguy hiểm của việc không có thói quen làm việc đều đặn
là như thế nào rồi! Trên đời này, con người ta sống một cách buông thả, vô kỷ luật thì rất
dễ; nhưng để có ý thức tự khép mình vào một kỷ luật, một thói quen làm việc đều đặn là
một điều rất khó! Nhưng con phải làm được cái “điều khó” này, thì cuộc sống của con mới
có thể gặt hái được những thành quả mỹ mãn - những thành quả mà những kẻ sống buông
thả, không đủ bản lĩnh tự khép mình vào kỷ luật sẽ chẳng bao giờ có được!
D ĩ nhiên, cha nói như vậy cũng không có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng “cắm đầu cắm
cổ” làm việc theo một thói quen đều đặn hết sức máy móc đâu nhé! Thỉnh thoảng, mỗi khi
có một việc bất chợt nào đó xảy ra ngoài dự kiến, chúng ta vẫn có thể điều chỉnh đôi chút
thói quen làm việc của mình. Chẳng hạn, như tối hôm qua, khi cảm hứng trong cha bỗng trở
nên dồi dào, những ý tưởng sâu sắc vụt hiện lên trong trí óc, cha vẫn có thể thức khuya hơn
mọi ngày để viết một mạch cho xong bản thảo của mình. Bởi vì, với những cảm xúc và ý
tưởng quý giá hiếm hoi như vậy, nếu chúng ta không nhanh tay ghi lại, có thể chúng sẽ bay
vụt đi mất, chẳng bao giờ quay trở lại!
Th ế nhưng, nếu đêm nào cha cũng thức khuya một cách vô độ, thường xuyên làm bạn
với cà phê và khói thuốc, thì thử hỏi, vào mỗi buổi sáng ngày hôm sau, cha có thể có đủ tỉnh
táo và khoẻ mạnh để đứng trên bục giảng hay không?
Cu ộc sống có rất nhiều việc phải làm, con ạ! Chính vì vậy mà chúng ta cần tập thói quen
làm việc đều đặn, và mỗi công việc đều có vị trí nhất định của nó trong “thời gian biểu” một
ngày của mình! Chỉ khi con có ý thức làm việc đều đặn như vậy, con mới đảm bảo mình sẽ
giải quyết mọi chuyện một cách rốt ráo, không để công việc bị dồn đống.



Tý tuổi đầu học đòi yêu đương nhăng nhít

Lớp tớ là lớp chọn Văn nên con gái thì nhiều mà con trai được có mấy mống. Tớ không ghét bỏ gì bọn con trai lớp tớ, thậm chí còn rất quý. Nhưng mà bảo tớ thích tụi nó theo cái kiểu:
“I love U” thì Never! Đối tượng của tớ ở bên lớp chọn Toán, thế giới của những bạn trai thông minh, ga lăng. Lần đầu tiên tớ nhìn thấy H. là trong buổi họp mặt các đội tuyển học sinh giỏi của trường. Cậu ấy nổi bật giữa cả đống đầu to mắt trố khác. Người gì mà vừa cao, lại còn đẹp trai, phong cách, học thì giỏi, chả thiếu thứ gì. Từ hôm ấy tớ cứ ngẩn ngơ mãi.
Ngày nào đến trường, tớ cũng mong được nhìn thấy H. dù chỉ một lần. Dần dần, tớ thuộc cả giờ H. đến trường, giờ cậu ấy xuống căng tin ăn sáng, giờ cậu ấy chơi bóng rổ, nhận ra cái xe đạp, cái ba lô, cái mũ xì tin của cậu ấy cho dù có đứng xa hàng kilômét. Chẳng thể tả nổi cái cảm giác mỗi khi tớ nhìn thấy H., vừa sung sướng lại vừa ngại ngùng, hồi hộp.
Tớ đã vui âm ỉ mấy ngày hôm nay vì biết lớp chọn Văn học phụ đạo buổi chiều ở phòng của lớp chọn Toán. Và nghiễm nhiên tớ phải tranh bằng được bàn cuối, chỗ mà H. vẫn ngồi hàng ngày. Tớ thích thú đọc mấy dòng chữ nguệch ngoạc, vui vui trên mặt bàn của H., thì ra đây là nét chữ của cậu ấy. Chữ chả đẹp giống người gì cả, được cái là rất đáng yêu. Tớ hì hụi tô vẽ mấy cái kí hiệu lên trên mặt bàn, mong rằng, có lần H. sẽ nghía qua rùi tự hỏi: “Không
biết ai vẽ mấy cái hình cute này lên mặt bàn mình vậy ta?”
Chuyện tớ thích H., bọn con gái lớp tớ đứa nào cũng biết. Chúng nó thi nhau đi khai thác thông tin về H. để “báo cáo” với tớ:
- Ều, hôm nay tao nhìn thấy bạn H. của mày được bố đưa đi bằng ô tô nhé. Lúc xuống xe í, bạn ấy vẫn cười nói bình thường chứ không kiêu sa như mấy đứa nhà giàu bên A1 đâu.- Bạn tao học chọn Toán kể là bạn H. của mày á, tốt tính cực kỳ, chơi thân với cả lớp.
- Có cái em gì trường mình cũng thích bạn H. lắm, nhưng mà bạn ấy không thích.
- …
Rồi đến một hôm, “thằng” bạn thân của tớ đột nhiên phi vào lớp như tên bắn, mặt hớn hở cầm tờ giấy gì đó trên tay. Nó hạ cánh trước mặt tớ rồi hét toáng cả lên:
- Mày đội ơn tao đi, mày đãi kem tao đi. Tao xin mãi thầy T. mới cho lớp mình chọn chỗ học
Thể dục chung sân với lớp Toán đấy. Yeah!
- Thật á? Mày nói thật không đấy?
- Thật, thật, tí về đãi kem tao nhé.
Nó vừa nói, vừa đấm cho tớ mấy phát để cho tỉnh. Cả lũ con gái lớp tớ nhao nhao lên vì sự
kiện trọng đại ấy:
- Ngày mai có tiết thể dục, mày nhớ đứng cuối để được chạy khởi động chung với bạn ấy
nhé.
- Ngày mai nhớ mặt quần độn mông để quyến rũ nhá. Há há.
- Ngày mai bọn tao sẽ lập đội hình cổ vũ cho mày để bạn í nhìn mày nhé. He he.
Tớ phát điên lên vì sung sướng. Cả buổi tớ chỉ ngồi tưởng tượng đến cái cảnh tớ được chạy chung với H. Ngày mai tớ sẽ đi giày mới để tập thể dục.Đấy là lần đầu tiên tớ được nhìn thấy H gần như thế. Cậu ấy đứng sát vai tớ lúc xếp hàng học thể dục. Ui, tớ chỉ cao được đến ngực cậu ấy thôi à. Nhưng không sao, vì có đứa thì thầm sau lưng tớ:
- Mày với H. đẹp đôi thế!
Tớ sướng rung rinh, mặt đỏ dừ. Tớ với H. bây giờ trông đã giống một đôi rồi đấy. Cậu ấy cứ nói cười mãi, thỉnh thoảng lại hơi xô vào người tớ. Chắc chắn là H phải biết tớ là ai, vì mấy lần bắt gặp tớ nhìn cậu ấy mà. Hình như vì thế nên H. cứ nói cười mãi để tớ chú ý hay sao ấy. Cũng nguy hiểm ra phết chứ đùa à.
Chả hiểu sao hôm nay tự dưng thầy lại cho học nhảy cao chứ không phải là thể dục nhịp điệu như mọi khi. Tớ nhìn thấy cái xà lù lù chắn ngang đã khiếp đảm rồi, nói gì đến việc nhảy qua. Chả biết là được lợi lộc gì mà tự dưng lại đi lấy cái xà ngáng qua rồi nhảy. Quan trọng là mấy cái động tác ấy chả con gái tí nào, mặt mũi thì nhăn nhó, vóc dáng thì phu phen, nhảy qua xà có khi còn ngã chổng ngược. H. mà nhìn thấy tớ như thế thì chẳng có lỗ
nào mà chui nữa.
Tớ một mắt nhìn xà, một mắt nhìn H, cậu ấy cũng đang nhìn tớ kìa, vì bọn bạn tớ hét tên tớ to quá mà. Tuyệt thật đấy. Tớ lấy sức phi qua xà, điệu bộ xì pót ty.
- Oạch!
Ùi giời ơi là giời! Biết ngay mà… Ngã chổng mông thế này thì còn ai mê nổi nữa chứ. Tớ nằm bất động trên mặt đất, không phải vì tớ đau mà là tớ chẳng muốn ngó mặt lên trong cái hoàn cảnh bôi bác này. Đến lúc hoàn hồn lại thì tớ lại shock tập hai, vì… vì… vì tớ nhìn thấytrước mặt tớ, rất gần, đó là H., H. đang nhìn tớ, vẻ lo lắng, tò mò. Tớ đứng phắt dậy, phủi quần áo, gãi đầu, gãi tai. Bọn con gái lớp tớ “Ồ” lên rõ to, làm cho tớ ngượng chín cả mặt. H.
nhìn tớ cười thật hiền rồi chạy biến mất hút. Tớ đứng ngẩn ngơ nhìn theo H., nụ cười của H. còn nguyên trong đầu tớ. Tớ thậm chí còn có thể tưởng tượng lại để đếm được H. đã nhe ra bao nhiêu cái răng. Nụ cười đáng yêu, thân thiện ấy, chắc chắn tớ sẽ không bao giờ quên.
Tớ bắt đầu nghĩ đến việc phải bày tỏ tình cảm của mình với H., rõ ràng là cậu ấy cũng thích tớ, tớ nhìn thấy điều đó trong nụ cười của H. Lũ bạn thân của tớ bàn bạc một hồi rồi đưa ra quyết định cuối cùng:
- Mày viết thư cho bạn ấy đi, nhưng đừng mùi mẫn quá. Nó sợ đấy!
- Tao sợ thư lộ ra, cô giáo biết, ba mẹ tao biết thì tao chết luôn.
- Mày lo gì? Không ai nói thì biết sao được. Mày không viết thì chẳng ai thích lại mày đâu.
Tối nay về viết đi nhé.
Ba mẹ tớ lúc nào cũng nghĩ tớ là một đứa tồ tẹt, chuyên gây sự với bọn con trai như hồi tiểu học. Nhưng mà bây giờ khác rồi, yểu điệu thục nữ thì tớ có thừa. Chắc nếu ba mẹ biết tớ cũng rung rinh thế này thì shock mất mấy ngày không hết. Nhưng kệ, tớ nhất định phải viết thư cho H., tớ muốn nói cho H. biết là tớ thích H. như thế nào. Còn ra sao thì mặc kệ, tớ không nghĩ đến điều ấy nữa. Vừa về đến nhà, tớ vào ngay trong phòng hì hục viết tâm thư.
Mẹ nghi ngờ lắm nhưng tớ không quan tâm nữa:
- Làm gì mà vừa về đến nhà đã ở lì trong phòng thế?
Tớ trả lời bâng quơ:
- Con học mà cũng không được ạ.
- Học nhanh rồi còn tắm rửa mà ăn cơm. Bỗng dưng lại học! Trong đầu tớ khi ấy chỉ có nụ cười của H., tớ viết đi viết lại mấy lần liền vì vẫn chưa hài lòng về cái độ chân thành, xúc động. Vài dòng viết hỏng tớ ném mỗi góc một cái, lổm nhổm, gạch xóa như thế thì ba mẹ có bắt được cũng chả hiểu là tớ viết cái gì.
- Cạch!
Mẹ bước vào phòng tớ, như bao lần, không thèm gõ cửa, tớ giấu vội bức thư vào tập vở Văn.Tự dưng mẹ lại dịu giọng xuống. Lâu lâu rồi tớ mới thấy mẹ như thế:
- Con có chuyện gì đúng không? Mẹ sẽ hiểu chuyện, con kể cho mẹ nghe đi.
Tớ muốn kể hết với mẹ, tớ muốn mẹ biết là tớ đã thích một bạn trai rất tuyệt vời và hình như bạn ấy cũng để ý đến tớ. Nhưng liệu có mạo hiểm không nhỉ? Từ trước đến nay mẹ vẫn nghĩ tớ theo cách của mẹ mà chả bao giờ chịu nghe tớ nói. Nhưng không hiểu sao bây giờ, tớ rất muốn được tâm sự với mẹ. Có khi lần này sẽ khác.
- Có một bạn con thích… à thích con. Mà không, cũng chẳng có gì đâu nhưng mà con cũng thinh thích ấy… học lớp chọn Toán… Con cũng chỉ thấy hơi một tẹo thôi…
Nhưng tớ chưa kịp nói hết thì mẹ đã ngắt lời:
- Biết ngay mà, dí dủm viết thư, viết từ, thấy mẹ vào thì giấu. Nứt mắt ra đã yêu đương. Mẹ không hỏi thì con còn đến mức nào nữa. Mẹ cấm, bây giờ chưa phải lúc… Tí tuổi đầu.
Không thể tưởng tượng nổi mẹ lại nói những câu như vậy trong khi tớ đang định tâm sự hết với mẹ. Đáng nhẽ ra tớ nên câm như thóc và không bao giờ tiết lộ cho mẹ biết bất cứ điều gì riêng tư cả. Tớ đang nghiêm túc mà mẹ lại mỉa mai giống như tớ là một đứa đua đòi, yêu đương lăng nhăng, vớ vẩn. Sao tớ lại nói ra điều ấy với mẹ chứ. Mẹ làm tớ không còn muốn viết thư với chả viết thiếc gì nữa. Cứ nghĩ đến việc nói với mẹ những câu như vậy, tớ lại vừa
thấy xấu hổ, vừa thấy nhục nhục kiểu gì ấy.
- Khôn hồn thì lo học hành đi. Vớ va vớ vẩn, mẹ còn bắt gặp một lần nữa thì mẹ chuyển trường.Mẹ muốn tớ phải nổ tung đầu vì những câu cấm đoán vô lý, mỉa mai của mẹ hay sao? Ai thèm yêu đương gì? Có hiểu gì đâu mà nói thế chứ.
- Sao không nói gì? Đã nhớ chưa?
Mẹ còn không biết là mình đã quá đáng như thế nào nữa. Tớ gào lên, nước mắt giàn giụa:
- Mẹ đi ra ngoài đi! Con muốn ở một mình.
- Con với cái, lớn đầu mà dại, toàn đua đòi vớ vẩn.
Chuyên gia gỡ bom phàn nàn Hôm trước, tớ đã vô cùng sơ hở và bất cẩn khi để quên điện thoại di động ở phòng khách.
Chỉ đợi có thế, mẹ đã “tóm sống” em dế xinh yêu của tớ. Tai họa hơn nữa là tớ không cài chế độ khóa màn hình điện thoại. Với nỗi lo lắng thường trực của bà mẹ có đứa con đang tuổi lớn cộng với chút tò mò, mẹ đã xộc thẳng vào inbox. Chẳng phải đợi đến hôm sau, giông bão đã đùng đùng trút xuống đầu tớ ngay sau đó.
Mẹ (mặt đen xì, tối sầm): Đang tuổi đi học mà đã yêu đương tưng bừng thế này à? Tôi mà không phát hiện kịp thời thì không biết sẽ đến đâu. Hừ hừ... Đến lớp mà còn hẹn hò ăn kem, ăn ốc sau giờ học với “sờ wét lớp” (sweet love) thế này đây.
1. Tìm xem ngòi nổ ở đâu?
Đã đủ tuổi yêu?
Mới ngày nào, chúng mình còn bé xíu. Mẹ có thể réo tên ở nhà của từng đứa gọi vọng lên từ tầng trệt tới tầng thượng: “Mít ơi, Tèo ơi, Bống ơi...” Đùng một cái, những đứa trẻ của bố mẹ lớn lên. Chúng không những cực lực phản đối việc gọi tên ở nhà mà còn dần xa cách bố mẹ.
Không còn vòng tay bé bỏng ôm chặt lấy mỗi lần bố mẹ đón con từ trường về, cũng không còn những câu chuyện rộn ràng sau mỗi buổi tan trường. Thỉnh thoảng, các cậu ấm cô chiêu còn lơ đãng trong giờ học, mắt mơ màng dõi đi xa xăm. Hay là bọn chúng đã yêu? Ý nghĩ vừa manh nha thì hầu hết bố mẹ đã gạt phắt đi vì không tin rằng những đứa trẻ bé bỏng là thế đã đến tuổi biết thầm thương trộm nhớ. Bố mẹ muốn vòng tay mình có thể ôm trọn cuộc
sống của con, chối từ thực tế con đang lớn lên từng ngày. Chính vì vậy, khi thấy teen cónhững biểu hiện bất bình thường, hẳn là bố mẹ sẽ rất bất ngờ, có người còn... choáng váng nữa cơ.
Khi bố mẹ thích “trầm trọng hóa” vấn đề
Yêu đương trong suy nghĩ của bố mẹ = hẹn hò (đàn đúm) + nhớ nhung + chat chit hàng tối, nhắn tin hàng tiếng + treo ngược tâm hồn ngoài cửa sổ + đưa rước khi đi học đi chơi về... Đó chỉ mới là phép tính sơ sơ. Những “số hạng” của phép cộng này làm bố mẹ sợ chết khiếp.
Bởi, nếu chỉ cần đi qua chừng này công đoạn thôi thì thời gian nào cho teen tập trung vào sự nghiệp học hành nữa? Là bởi, bố mẹ đã đồng nhất tình yêu của người lớn với những rung động đầu đời, thoáng qua của tuổi teen. Tất nhiên, cũng có chút xao nhãng, có xuyến xao đấy song không phải rung động nào cũng có thể gây nên một cơn “sang chấn” ghê gớm trong cuộc sống của teen đến vậy. Như một cơn gió thoảng qua, một áng mây buổi sớm, teen có thể bất chợt cảm thấy ai đó thật đặc biệt, cảm thấy cuộc sống của mình trở nên rộn ràng và tươi mới hơn. Chỉ có điều, bố mẹ chúng ta rất sợ cuộc sống của con mình đảo lộn và thời gian để “đầu tư” vào thứ tình yêu học trò sẽ trở thành vô ích khi nó không mang lại một kết quả tích cực. Cách tốt nhất để không tốn thời gian là cấm tiệt từ đầu. Bố mẹ hẳn đã nghĩ thế đấy.
Là yêu hay là mốt?
Sự hoài nghi của bố mẹ thật sự hợp lý nếu như bạn sôi sùng sục lên khi bạn A được tặng hoa nhân ngày Quốc tế phụ nữ, bạn B được tặng socola dịp Valentine, bạn C up ảnh đi chơi với người yêu tưng bừng, vui vẻ... Trong khi đó, bạn vẫn “vườn không nhà trống” vào những ngày lễ tết, thứ quà duy nhất bạn mang về dịp 20/10 là bông hoa phát chẩn của tụi con trai trong lớp. Sự khác biệt với đám con gái khiến bạn thấy khổ sở. Con trai cũng không kém đâu nhé. Thấy hội “đầu đinh” kháo nhau chiến tích cưa cẩm, đốn ngã cô bé nọ, làm “rụng tim” cô bé kia..., con trai cũng có lúc cay cú với suy nghĩ “Hay là mình không tài năng bằng tụi nó?” Cứ thế, dần dần, suy nghĩ này thôi thúc khiến teen “quyết sống, quyết chết” tìm ra “một nửa” của mình, dẫu thật gượng ép. Đáng buồn là bố mẹ có thể nhìn thấu cái sự “kém miếng khó chịu” này của teen. Tuổi trẻ bồng bột, nông nổi nên tình yêu cũng có khi trở
thành mốt, ai không theo kịp thì sẽ bị rớt lại phía sau. Bố mẹ muốn chúng ta thà rớt lại phíasau để học hành cho tốt còn hơn là bị cái mốt yêu sớm cuốn đi. Bạn hiểu vì sao các bậc phụ huynh nhà mình luôn không tán đồng tình yêu tuổi học trò rồi chứ?
Yêu sớm chỉ hư người
Hơn cả khi “trầm trọng hóa” vấn đề ở trên, bố mẹ còn cảnh giác tới độ sợ tình yêu sẽ khiến bạn trở nên thay đổi, dễ sa ngã. Nhất là ngày ngày báo, đài cứ ra rả những thông tin teen ngày càng yêu sớm, yêu mạnh dạn ở nơi công cộng, yêu nhau nên trốn nhà bỏ học, với bố mẹ thì nói dối như Cuội... Ôi thôi, có bao nhiêu là cạm bẫy núp dưới tên “tình yêu”. Đó là còn chưa kể, khi teen chưa có nhiều kinh nghiệm sống, lại khờ khạo, cả tin thì nguy cơ bị ai đó lợi dụng bởi danh nghĩa “tình yêu” là không hề hiếm. Để đảm bảo an toàn nhất, bố mẹ thiết kế luôn một vòng cấm vận để tình yêu tránh xa teen ra, dù teen có ý kiến thế nào đi chăng nữa.
2. Khi teen trúng bom
Chưa phải là người lớn, song cũng không còn là một nhóc tì để bố mẹ “gọi dạ bảo vâng” nên teen đâu dễ dàng cam chịu, đầu hàng sự quản thúc hay ngăn cấm của bố mẹ. Với lại, cấm thì cấm, bố mẹ vẫn không thể nào quản lý hoàn toàn được những cái đầu ma lanh với đủ mọi chiêu trò của teen. Để xem teen sẽ ứng phó thế nào khi “trúng bom” của bố mẹ nào:
Kệ...
“Kệ” có nghĩa là gì? Là bỏ ngoài tai những gì bố mẹ vẫn nói hàng ngày, phớt lờ những cái tít to đùng bố mẹ “link” về từ những bài báo nóng hôi hổi trên mạng, thôi luôn sự tò mò về tình hình chiến sự yêu đương của con cái đồng nghiệp bạn bố mẹ, anh chị em họ nhà nội, nhà ngoại được bố mẹ “bêu gương”. Bố mẹ muốn nói gì thì nói, teen cứ lẳng lặng với tình yê lớn, tình yêu nhỏ của mình thôi. Chung quy cũng bởi, nghe bố mẹ nói mãi, chán lắm rồi. Thái
độ “phớt đời” này khiến bố mẹ tức điên lên. Nhưng mà kệ, yêu là cứ yêu thôi – teen nghĩ thế.Vượt muôn trùng vây
Người lớn nghĩ rằng đưa ra những thử thách hoặc ngăn cấm teen thì teen sẽ nhanh chóng từ bỏ tình yêu của mình. Không đâu. Ai đó nói tuổi trẻ như một con ngựa vậy. Càng ghìm cương thì nó càng lao điên cuồng về phía trước. Nghe sợ chưa nào? Hôm trước, mình mới đọc được trên Facebook của một người bạn mới quen những dòng này: “Có lẽ, mình sẽ đi theo anh ấy. Có lẽ, bố mẹ không biết rằng con gái bố mẹ mạnh mẽ thế nào... Tình yêu là gì chứ? Mà sao, mình lại lao đao vì nó thế này?” Không biết bố mẹ bạn ấy có sốc khi đọc những dòng này không chứ mình thì khá sốc đấy. Dù sao, bạn ấy cũng đã đến 18 tuổi đâu. Nếu chú ý theo dõi thông tin đời sống giới trẻ, bạn sẽ thấy chẳng xa xôi gì những thông tin về tuổi teen bây giờ. Không biết có phải là bị phóng đại lên không chứ, tớ thấy việc teen trốn bố mẹ để có thời gian cho tình yêu hoặc bỏ nhà ra đi khi bị bố mẹ phát hiện, cấm đoán đã không còn là thông tin hiếm có khó tìm nữa. Chiêu này thoạt nghe có vẻ rất... khí thế khi teen tìm mọi cách để chứng tỏ được tình yêu của mình. Còn đằng sau nó, lại tiềm tàng đầy rẫy nguy
cơ đấy teen ạ. Không còn gần gũi với bố mẹ là một này, dấn thân vào một (số) mối quan hệ rắc rối là hai này, khả năng bị “xỏ mũi” là ba này...
Chỉ là tình bạn khác dấu
“Con với bạn ấy có yêu nhau đâu. Bố mẹ đừng hiểu nhầm tình bạn trong sáng của chúng con” hoặc “Trời ơi, bọn con chỉ là bạn thân thôi. Bố mẹ đừng nhạy cảm quá thế”. Để bố mẹ không đặt dấu chấm hỏi lên mối quan hệ của mình với một người bạn khác giới, teen thường lấy lý do đó chỉ là một người bạn bình thường. Đồng thời, những hành vi của người bạn này cũng được phủ sóng rộng rãi cho bố mẹ thấy. Những câu chuyện hàng ngày, những
lời nói đùa vu vơ teen sẽ khéo léo lồng ghép hình ảnh người bạn kia vào để bố mẹ gật gù nhận ra cái đứa mà mình ngỡ là “người yêu” của con mình chỉ là một người bạn như baongười bạn khác. Dần dần, tình bạn trái dấu trở nên quen thuộc và bố mẹ sẽ mất dần sự cảnh giác. Cách núp dưới danh nghĩa tình bạn này có ý nghĩa ở chỗ nó sẽ khiến teen có một tình bạn thực sự trước khi nâng cấp tình cảm ấy lên một tình cảm khác, cao hơn tình bạn. Còn
sau đó thế nào thì chỉ có teen biết được mà thôi.
3. Gỡ bom
Chạm đến tình yêu tuổi teen là chạm đến một vấn đề khiến không ít ông bố, bà mẹ “điên cái đầu”. Bởi, chuyện tình cảm không phải đùng đùng cấm cản là xong. Hơn nữa, chính bố mẹ cũng hiểu rằng, phủ nhận những điều trái tim thực sự cảm nhận là rất khó, nhất là trong hoàn cảnh teen trưởng thành từng ngày về cảm xúc, suy nghĩ. Song, ứng xử với những rung động tuổi teen thế nào để cả bố mẹ và con không đứng về hai phía khác nhau chẳng phải là một câu hỏi dễ trả lời. Cùng “nghía” qua những gợi ý dưới đây teen nhé!
Ngày xưa bố...
Bạn thử gợi nhắc bố nhớ về thời thanh niên sôi nổi xem. Ngày xưa, biết đâu, bố cũng từng được cô bạn cùng lớp tặng khăn tay hoặc ép phượng hồng trong sổ lưu bút. Gợi nhắc không phải để “bắt lỗi” bố mẹ quá chừng vô lý với mình mà để bố mẹ nhận ra ai cũng có thời trái tim rung rinh như một chiếc chuông gió như thế. Nếu chỉ nhìn nhận rằng tình yêu tuổi teen hệt như một chiếc chuông leng keng khi có cơn gió thoảng qua thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn
nhiều, teen nhỉ?
Còn có những mặt tích cựcPhải đâu lúc nào tình yêu tuổi teen cũng đồng hành với những xấu xa và tội lỗi đâu. Sẽ thú vị biết bao nếu bạn trót “thầm thương trộm nhớ” cậu lớp trưởng, người mà tháng nào cũn đứng đầu trong bảng xếp hạng của lớp. Mến mộ một con người giỏi giang như thế, ắt bạn
cũng không dám để cho mình ì ạch ở hạng bét được, phải không? Động lực của tình yêu chính là ở đây đấy. Ngoài ra, teen có thể học nhóm cùng nhau, giúp đỡ nhau khi bài vở khó khăn hoặc cùng tham gia các hoạt động cộng đồng như các câu lạc bộ ngoại khóa, những lần tình nguyện nữa. Nếu biết dừng lại ở một chừng mực nhất định, cộng với sự thành khẩn với bố mẹ và một động cơ trong sáng thì tình cảm rung động của teen có thể mang lại những hệ quả tích cực không ngờ đấy. Điều quan trọng là bạn hãy chứng minh cho bố mẹ thấy điều này, để bố mẹ thấy rằng, tình cảm thân thiết, yêu quý có khi hơn cả tình bạn giữa teen là có thật. Nhưng trên tất cả, các bạn vẫn biết cố gắng vì học hành và tương lai trước mắt.
Biến bố mẹ thành “đồng minh”
Chiêu này là... của tớ. Hồi học lớp 9, tớ trót để mình “cảm nắng” cậu bí thư. Chẳng hiểu sao mẹ tớ lại biết được. May sao, mẹ không tra khảo hay căn vặn như những bà mẹ khác. Mẹ chỉ dặn tớ có điều gì bối rối thì hãy chia sẻ với mẹ. Được đà lấn tới, có chuyện vui buồn gì với “gà bông” là tớ đều í ới hỏi mẹ. Từ chuyện nên tặng gì cho cậu ấy dịp sinh nhật, về cảm giác đặc biệt khi cậu ấy được quan tâm đến việc nên nói thế nào vào cái ngày tớ thấy mình hết “cảm nắng” cậu ấy (he he, buồn cười nhỉ?)... Mẹ lắng nghe tớ và cho những lời khuyên rất kịp thời và hợp lý. Sau lần ấy, tớ nhận ra sao tớ phải giấu diếm mẹ chuyện tình cảm của mình nhỉ? Hãy cứ mở lòng mình ra trước, coi bố mẹ là người bạn lớn của mình trước. Từ đó, chúng ta sẽ được tin tưởng, sẽ chẳng phải vòng vo khi nói về cái người khiến tim ta đập loạn xạ khi đối diện nữa. Tất nhiên, không phải bố mẹ nào cũng tâm lý và dễ dàng đón nhận chuyện tình cảm của con cái. Nhưng không thử thì làm sao bạn biết bố mẹ có sẵn sàng trở thành “đồng minh” không, teen nhỉ?
“Bình thường hóa” tình yêu
Hãy chứng tỏ bạn đủ chững chạc để đối diện và đi qua những cảm xúc ẩm ương của lứa tuổi mới lớn. Tuyệt đối tránh thể hiện bạn là người sáng nắng, chiều mưa, không thể làm chủ được cảm xúc của mình. Khi bố mẹ còn nghi ngại về khả năng làm chủ cảm xúc của bạn thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện bạn không bị xét nét về chuyện yêu đương đâu. Chấp nhận tìnhyêu như một trong những góc khác nhau làm nên bức tranh cuộc sống của bạn chứ không phải sống chết vì nó. Bố mẹ bạn sẽ tặc lưỡi: “Thằng bé/con bé biết nghĩ rồi đấy. Nó sẽ không quá lệ thuộc vào tình cảm yêu đương nhăng nhít đâu".